Khi ly hôn quan hệ vợ chồng chấm dứt khi nào?
Cập nhật: 10:22 Ngày 27/08/2022
Thực tế, nhiều người mới chỉ nộp đơn ly hôn Tòa đã xem quan hệ vợ chồng hoàn toàn chấm dứt. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, liệu có phải thực sự như thế không?
Ly hôn là gì?
- Theo Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, ly hôn là:
"14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án."
Như vậy, có thể thấy, quan hệ vợ chồng chỉ chấm dứt khi có bản án hoặc quyết định của Tòa đã hiệu lực. Mà để Tòa án ra bản án, quyết định ly hôn thì hai vợ chồng phải làm thủ tục ly hôn.
Các hình thức ly hôn
Hiện nay, ly hôn gồm hai hình thức: Ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình.
- Ly hôn đơn phương: Đây là trường hợp một trong hai vợ chồng gửi đơn đến Tòa án để yêu cầu ly hôn và Tòa án sẽ ra bản án ly hôn nếu có căn cứ vợ, chồng bạo lực gia đình hoặc vi phạm quyền, nghĩa vụ vợ chồng nghiêm trọng khiến hôn nhân trở nên trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.
- Ly hôn thuận tình: Trường hợp này hai vợ chồng cùng có mong muốn ly hôn, thỏa thuận được với nhau về việc chấm dứt quan hệ vợ chồng, tự nguyện và thỏa thuận được chia tài sản, trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con. Và khi hai vợ chồng gửi đơn ly hôn cho Tòa, Tòa án xem xét thấy đủ điều kiện thì sẽ ra quyết định ly hôn.
Nộp đơn ly hôn thì quan hệ vợ chồng đã chấm dứt hay chưa?
Để được xem là chấm dứt quan hệ vợ chồng thì không dừng lại ở việc nộp đơn ly hôn. Bởi sau khi nộp đơn ly hôn, theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án còn phải xem xét yêu cầu ly hôn có đủ căn cứ để ra quyết định hoặc bản án ly hôn hay không.
Và để được Tòa án giải quyết ly hôn, dù bằng hình thức nào, vợ, chồng cũng phải thực hiện các bước sau: Chuẩn bị và nộp đơn ly hôn, hồ sơ ly hôn đến Tòa. Sau khi thấy đủ điều kiện giải quyết, Tòa án sẽ tổ chức hòa giải:
- Với ly hôn đơn phương: Nếu không hòa giải được thì Tòa án sẽ mở phiên tòa để giải quyết tranh chấp về ly hôn.
Sau khi phiên tòa diễn ra, trong 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc phiên tòa, vợ chồng sẽ được cấp trích lục bản án ly hôn. Kể từ ngày tuyên án, Tòa án sẽ gửi bản án cho vợ chồng trong thời hạn 10 ngày (theo khoản 1 và khoản 2 Điều 269 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).
- Với ly hôn thuận tình: Theo khoản 2 Điều 370 Bộ luật Tố tụng dân sự nêu rõ trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định ly hôn, Toà án sẽ gửi quyết định này cho vợ chồng.
Khi nào quan hệ vợ chồng hoàn toàn chấm dứt?
- Ly hôn thuận tình:
Quyết định ly hôn có hiệu lực theo quy định tại khoản 1 Điều 213 Bộ luật Tố tụng dân sự:
Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Như vậy, nếu vợ chồng ly hôn thuận tình, quyết định ly hôn thuận tình sẽ có hiệu lực pháp luật sau khi được ban hành. Do đó, ngay sau khi được ban hành quyết định ly hôn thuận tình, việc ly hôn của hai vợ chồng đã chính thức có hiệu lực, vợ chồng thật sự đã chấm dứt quan hệ hôn nhân, gia đình.
- Ly hôn đơn phương
+ Khoản 1 Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự nêu rõ:
Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
+ Đồng thời, khoản 1 Điều 280 Bộ luật Tố tụng dân sự cũng quy định:
Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án.
Theo các quy định này, nếu bản án ly hôn hết thời hạn kháng cáo (15 ngày kể từ ngày tuyên án) và hết thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát (15 ngày nếu Viện kiểm sát cùng cấp kháng nghị; 01 tháng nếu Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp kháng nghị) mà không có kháng cáo hoặc kháng nghị thì sẽ chính thức có hiệu lực pháp luật.
Như vậy, nếu hai vợ chồng thuận tình ly hôn thì sau khi Toà án ra quyết định ly hôn, việc ly hôn của vợ chồng có hiệu lực ngay; nếu là đơn phương ly hôn thì sau 15 ngày kể từ ngày tuyên án, không có kháng cáo của vợ chồng hoặc kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp thì bản án ly hôn sẽ có hiệu lực pháp luật.Đồng nghĩa, trong thời gian nêu trên, quan hệ vợ chồng sẽ hoàn toàn chấm dứt.
Trên đây là quy định về việc khi nào quan hệ vợ chồng hoàn toàn chấm dứt? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ
Ly hôn là gì?
- Theo Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, ly hôn là:
"14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án."
Như vậy, có thể thấy, quan hệ vợ chồng chỉ chấm dứt khi có bản án hoặc quyết định của Tòa đã hiệu lực. Mà để Tòa án ra bản án, quyết định ly hôn thì hai vợ chồng phải làm thủ tục ly hôn.
Các hình thức ly hôn
Hiện nay, ly hôn gồm hai hình thức: Ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình.
- Ly hôn đơn phương: Đây là trường hợp một trong hai vợ chồng gửi đơn đến Tòa án để yêu cầu ly hôn và Tòa án sẽ ra bản án ly hôn nếu có căn cứ vợ, chồng bạo lực gia đình hoặc vi phạm quyền, nghĩa vụ vợ chồng nghiêm trọng khiến hôn nhân trở nên trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.
- Ly hôn thuận tình: Trường hợp này hai vợ chồng cùng có mong muốn ly hôn, thỏa thuận được với nhau về việc chấm dứt quan hệ vợ chồng, tự nguyện và thỏa thuận được chia tài sản, trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con. Và khi hai vợ chồng gửi đơn ly hôn cho Tòa, Tòa án xem xét thấy đủ điều kiện thì sẽ ra quyết định ly hôn.
Nộp đơn ly hôn thì quan hệ vợ chồng đã chấm dứt hay chưa?
Để được xem là chấm dứt quan hệ vợ chồng thì không dừng lại ở việc nộp đơn ly hôn. Bởi sau khi nộp đơn ly hôn, theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án còn phải xem xét yêu cầu ly hôn có đủ căn cứ để ra quyết định hoặc bản án ly hôn hay không.
Và để được Tòa án giải quyết ly hôn, dù bằng hình thức nào, vợ, chồng cũng phải thực hiện các bước sau: Chuẩn bị và nộp đơn ly hôn, hồ sơ ly hôn đến Tòa. Sau khi thấy đủ điều kiện giải quyết, Tòa án sẽ tổ chức hòa giải:
- Với ly hôn đơn phương: Nếu không hòa giải được thì Tòa án sẽ mở phiên tòa để giải quyết tranh chấp về ly hôn.
Sau khi phiên tòa diễn ra, trong 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc phiên tòa, vợ chồng sẽ được cấp trích lục bản án ly hôn. Kể từ ngày tuyên án, Tòa án sẽ gửi bản án cho vợ chồng trong thời hạn 10 ngày (theo khoản 1 và khoản 2 Điều 269 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).
- Với ly hôn thuận tình: Theo khoản 2 Điều 370 Bộ luật Tố tụng dân sự nêu rõ trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định ly hôn, Toà án sẽ gửi quyết định này cho vợ chồng.
Khi nào quan hệ vợ chồng hoàn toàn chấm dứt?
- Ly hôn thuận tình:
Quyết định ly hôn có hiệu lực theo quy định tại khoản 1 Điều 213 Bộ luật Tố tụng dân sự:
Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Như vậy, nếu vợ chồng ly hôn thuận tình, quyết định ly hôn thuận tình sẽ có hiệu lực pháp luật sau khi được ban hành. Do đó, ngay sau khi được ban hành quyết định ly hôn thuận tình, việc ly hôn của hai vợ chồng đã chính thức có hiệu lực, vợ chồng thật sự đã chấm dứt quan hệ hôn nhân, gia đình.
- Ly hôn đơn phương
+ Khoản 1 Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự nêu rõ:
Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
+ Đồng thời, khoản 1 Điều 280 Bộ luật Tố tụng dân sự cũng quy định:
Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án.
Theo các quy định này, nếu bản án ly hôn hết thời hạn kháng cáo (15 ngày kể từ ngày tuyên án) và hết thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát (15 ngày nếu Viện kiểm sát cùng cấp kháng nghị; 01 tháng nếu Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp kháng nghị) mà không có kháng cáo hoặc kháng nghị thì sẽ chính thức có hiệu lực pháp luật.
Như vậy, nếu hai vợ chồng thuận tình ly hôn thì sau khi Toà án ra quyết định ly hôn, việc ly hôn của vợ chồng có hiệu lực ngay; nếu là đơn phương ly hôn thì sau 15 ngày kể từ ngày tuyên án, không có kháng cáo của vợ chồng hoặc kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp thì bản án ly hôn sẽ có hiệu lực pháp luật.Đồng nghĩa, trong thời gian nêu trên, quan hệ vợ chồng sẽ hoàn toàn chấm dứt.
Trên đây là quy định về việc khi nào quan hệ vợ chồng hoàn toàn chấm dứt? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ
0986 649 686 hoặc 090 579 8868 để được Luật sư Biên Hòa hỗ trợ, giải đáp.
Email: luatsubienhoa@gmail.com
Địa chỉ: 1796 Nguyễn Ái Quốc, phường Trung Dũng, Biên Hòa, Đồng Nai
Email: luatsubienhoa@gmail.com
Địa chỉ: 1796 Nguyễn Ái Quốc, phường Trung Dũng, Biên Hòa, Đồng Nai