Mất việc sau khi nghỉ thai sản
Cập nhật: 23:39 Ngày 17/11/2018
Mất việc do thời gian nghỉ thai sản là nỗi lo của rất nhiều người lao động (NLĐ) khi nghỉ chế độ thai sản. Vì vậy, trên thực tế, nhiều NLĐ sợ bị thế chỗ nên sau khi sinh con ở tháng thứ 3 đã bắt đầu trở lại làm việc. Vậy pháp luật quy định như thế nào về vấn đề việc làm cho NLĐ sau khi sinh con, hãy cùng Luật sư lao động tại Biên Hòa, Luật sư Biên Hòa tìm hiểu và giải đáp vấn đề này nhé.
I. CƠ SỞ PHÁP LUẬT
- Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn bộ luật lao động
II. PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO VỀ VẤN ĐỀ NÀY
1. Về vấn đề nghỉ thai sản
Tại Điều 157 Bộ luật lao động 2012 quy định:
“1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động.
4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dung lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.
Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”
2. Vấn đề đảm bảo việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản
Tại Điều 158 Bộ Luật lao động 2012 quy định:
“Lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 157 của Bộ luật này; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.”

Rất nhiều LĐN mất việc làm sau khi nghỉ thai sản
III. THỰC TẾ CỦA VẤN ĐỀ NÀY
Trên cơ sở giải quyết các tình huống cụ thể, Luật sư lao động tại Biên Hòa chia sẻ vấn đề việc làm của LĐN sau khi nghỉ thai sản như sau:
Trên cơ sở giải quyết các tình huống cụ thể, Luật sư lao động tại Biên Hòa chia sẻ vấn đề việc làm của LĐN sau khi nghỉ thai sản như sau:
Rõ ràng, theo quy định của pháp luật :
1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng
Tuy nhiên, THỰC TẾ có rất nhiều lao động nữ (LĐN) đã không được nghỉ đủ thời gian thai sản họ được hưởng, sinh con xong đến tháng thứ 03, thậm chí tháng thứ 02 đã phải đi làm, vừa ảnh hưởng tới sức khỏe của LĐN đó vừa ảnh hưởng tới con của họ khi không có được sự chăm sóc trực tiếp từ người mẹ trong thời gian 06 tháng đầu.
Vậy do đâu?
- Thứ nhất: từ phía NSDLĐ, họ có thể đã đưa ra các lời cảnh báo như: chúng tôi không chắc chắn sẽ giữ ghế của bạn còn trống sau khi sinh, vì thời gian đó quá dài/ Nếu bạn không đi làm lại sớm, trong trường hợp công việc gặp khó khăn, không có người giải quyết, chúng tôi bắt buộc phải lấp chỗ trống của bạn/ Đi làm sớm bạn sẽ được hưởng 02 lương, vv,...
- Thứ hai: Từ phía NLĐ, có thể do họ tự nguyện đi làm lại vì chế độ ngoài lương nghỉ thai sản còn được tính thêm tiền lương thực tế theo tháng như tháng làm việc bình thường (02 lương), nhưng phần lớn là lo ngại tác động từ NSDLĐ, bởi sau thời gian ngỉ thai sản dài khi trở lại chỗ của họ sẽ bị thay thế.
- Thứ 3, vấn đề quan trọng hơn cả là NLĐ không hề nắm rõi các quy định của pháp luật xoay quanh vấn đề thai sản, chế độ cho LĐN khi nghỉ thai sản, vì vậy nhiều lúc tự đánh mất quyền lợi của mình, hoặc bị bên NSDLĐ chèn ép mà không thể đứng ra đòi quyền lợi, dẫn đến nhiều lúc sau thời gian thai sản trở lại công ty làm việc và phát hiện mình bị mất việc làm do có người thay thế, chạy ngược chạy xuôi để hỏi thì nhận được câu trả lời từ NSDLD rằng: chúng tôi rất cần người để giải quyết công việc bị tồn ứ quá nhiều do vị trí của bạn để lại, và cũng ngậm ngùi ra về mà không hề biết họ đã sai ở đâu, mình đúng ở đâu, họ sai hay mình sai để đòi quyền lợi.
2. Đảm bảo việc làm cho NLĐ sau khi nghỉ thai sản
NLĐ được đảm nảo việc làm cũ sau khi nghỉ chế độ thai sản (06 tháng), trường hợp việc làm cũ không còn thì NSDLĐ phải bố trí cho NLĐ việc làm mới phù hợp, mức lương không được thấp hơn mức lương của việc làm cũ trước đây.
TRÊN THỰC TẾ
- NLĐ đa phần đều chịu mất việc chứ không được bố trí việc làm mới
- Nếu được bố trí việc làm mới thì cũng có 2 vấn đề:
+ Trả lương thấp hơn so với việc làm cũ
+ Bố trí việc làm trái chuyên môn, không hề phù hợp với năng lực và sở thích, tạo sự chán nản và dẫn đến NLĐ sẽ tự ý bỏ việc.
VẬY DO ĐÂU?
- Như Luật sư lao động tại Biên Hòa đã chia sẻ ở trên, do NLĐ không nắm bắt đầy đủ các quy định của pháp luật, nên không bảo vệ được quyền lợi của mình;
- Do sự mâu thuẫn trong quy định của pháp luật, tạo ra kẽ hở cho NSDLĐ bám vào đó để tắc trách:
Tại Điều 58 Bộ luật lao động 2012, pháp luật đang ra tay bảo vệ lợi ích của NLĐ, quy định đảm bảo việc làm cho LĐN sau khi nghỉ thai sản
Tuy nhiên, chính Điều 58 này lại mâu thuẫn với quy định tại Điều 31 chính Bộ luật Lao động 2012
Người sử dụng lao động (NSDLĐ) có quyền chuyển NLĐ làm công việc khác :
“ 1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.
2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.
3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.”
Theo quy định tại Điều 31 nêu trên thì:
- “.....do nhu cầu sản xuất kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động, ...”
- NLĐ làm việc theo công việc được chuyển thì được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì giữ nguyên mức lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc.
- Tiền lương công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức lương công việc cũ.
Trong khi tại Điều 58 quy định mức lương công việc mới không được thấp hơn mức lương công việc cũ, bên SDLĐ sẽ bám vào Khoản 1,3 của Điều 31 để dẫn người lao động chán nản và tự ý bỏ việc, như vậy NSDLĐ vẫn làm đúng luật.
Tuy nhiên, về cơ bản, pháp luật đang bảo vệ quyền lợi của LĐN sau sinh con rất nhiều. Trên đây, các Luật sư Lao động tại Biên Hòa nêu ra vấn đề bất cập của pháp luật hiện nay để NLĐ hiểu và xử sự tình huống của mình cho đúng đắn, để đảm bảo quyền lợi cho mình.
Còn đối với bên SDLĐ, nếu làm sai, kiểu gì cũng có sơ hở, cũng sẽ bị phát hiện và xử lý thôi.
Trên đây là những chia sẻ của Luật sư lao động tại Biên Hòa về vấn đề việc làm của lao động nữ sau khi nghỉ thai sản, nếu có vấn đề gì chưa rõ hoặc muốn tư vấn thêm về các quy định của pháp luật và kinh nghiệm xử lý các tình huống trên thực tế về lao động như:
- Luật sư lao động tại Biên Hòa tư vấn xử lý kỷ luật NLĐ, sa thải NLĐ, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Luật sư lao động tại Biên Hòa tư vấn bồi thường về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật tại Biên Hòa;
- Luật sư lao động tại Biên Hòa tư vấn về tranh chấp lao động
- Luật sư lao động tại Biên Hòa tư vấn về chế độ lương, thưởng, hình thức trả lương, thời gian trả lương;
- Luật sư lao động tại Biên Hòa tư vấn về chế độ bảo hiểm, thủ tục hưởng bảo hiểm tại biên Hòa- Đồng Nai;
- Luật sư lao động tại Biên Hòa tư vấn về điều kiện, mức hưởng, thời điểm và thủ tục nhận chế độ thai sản;
- Luật sư lao động tại Biên Hòa tư vấn về điều kiện, chế độ hưu trí tại Biên Hòa – Đồng Nai
- Luật sư lao động tại Biên Hòa tư vấn về thủ tục kiện đòi quyền lợi khi tranh chấp hợp đồng lao động;
- Ngoài ra, Luật sư lao động tại Biên Hòa còn trực tiếp tham gia tố tụng đòi quyền lợi cho NLĐ tại Biên Hòa – Đồng Nai
Hãy liên hệ với Luật sư lao động tại Biên Hòa để được tư vấn và giải đáp.
LIÊN HỆ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG TẠI BIÊN HÒA:
Hotline: 090 579 8868 hoặc 0986 649 686 Email: luatsubienhoa@gmail.com
Địa chỉ: 1796 Nguyễn Ái Quốc, P. Trung Dũng, Biên Hòa, Đồng Nai
Địa chỉ: 1796 Nguyễn Ái Quốc, P. Trung Dũng, Biên Hòa, Đồng Nai