Những điều người lao động nên biết khi ký kết hợp đồng lao động
Cập nhật: 00:02 Ngày 06/11/2018
Nhiều người lao động, do nắm bắt hạn chế các quy định của pháp luật về Hợp đồng lao động, hay do quá trình tìm việc gặp khó khăn, cho nên khi có cơ hội việc làm và được bên sử dụng lao động đề nghị giao kết hợp đồng lao động là kí kết ngay mà không quan tâm đến các điều khoản trong nội dung của hợp đồng nó ghi những gì, miễn sao có việc, để rồi khi gặp khó khăn, bất lợi, quyền lợi của mình không được đảm bảo, nhiều lúc còn phải mất tiền oan do vi phạm hợp đồng, vv...thì mới tá hỏa chạy đôn chạy đáo tìm người giúp đỡ.
Luật sư lao động tại Biên Hòa của Luật sư Biên Hòa cũng đã tiếp nhận không ít lời cầu cứu từ các trường hợp như thế này, vậy để hạn chế rủi ro khi tham gia một quan hệ lao động nào đó, tại sao chúng ta lại không trang bị cho mình những kiến thức pháp luật căn bản.
ĐỂ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA MÌNH, TRƯỚC KHI KÝ KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CẦN NẮM VỮNG CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN SAU I. HÌNH THỨC CỦA HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Theo quy định tại Điều 16 Bộ luật lao động 2012
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.
Lưu ý: Mặc dù hợp đồng được thực hiện bằng lời nói (hợp đồng miệng) nhưng cũng phải thực hiện theo các quy định của pháp luật về lao động.
II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Theo quy định tại Đi Bộ luật lao động 2012, hợp đồng lao động bắt buộc phải có các nội dung cơ bản sau:
a. Thông tin cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động
- Đối với ngừơi sử dụng lao động: Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp.
- Đối với người lao động: Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động.
b. Công việc và địa điểm làm việc
Phải nêu rõ công việc mà người lao động phải làm (có thể có thêm bản mô tả công việc kèm theo), phạm vi, địa điểm làm việc theo như thỏa thuận của hai bên. Nếu trường hợp người lao động làm việc ở nhiều địa điểm khác nhau thì ghi địa điểm làm việc chính.
c. Thời hạn của hợp đồng lao động
- Hợp đồng lao động cần nêu rõ thời gian thực hiện hợp đồng, thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc (đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định);
- Thời điểm bắt đầu thực hiện hợp đồng lao động ( đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn).
d. Chế độ về lương, hình thức trả lương, các khoản phụ cấp (nếu có)
- Tiền lương do hai bên thỏa thuận, trong hợp đồng phải nêu rõ mức lương, thưởng, các loại phụ cấp, hình thức và thời gian trả lương.
- Ngoài ra còn nêu rõ về mức lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm,...
Lưu ý:
- Lương do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định 122/2015/NĐ-CP.
- Mức lương làm thêm giờ được trả khách nhau cho:
+ Ngày thường
+ Ngày nghỉ hằng tuần
+ Ngày lễ tết.
e. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Hợp đồng cần quy định thời giờ làm việc trong ngày, trong tuần; ca làm việc; thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của ngày, tuần hoặc ca làm việc; số ngày làm việc trong tuần; làm thêm giờ và các điều khoản liên quan khi làm thêm giờ… Đồng thời quy định cụ thể thời gian, thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc nghỉ trong giờ làm việc; thời gian nghỉ hằng tuần, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương.
Lưu ý: Một năm, người lao động có các ngày nghỉ lễ tết, và 12 ngày phép năm được nghỉ hưởng nghuyên lương
f. Các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
III. MỘT SỐ LƯU Ý KHÁC
Luật sư lao động tại Biên Hòa trên cơ sở kiến thức và kinh nghiệm làm việc thực tiễn xin đưa ra một số vấn đề cần lưu ý như sau:
Theo Điều 20, Bộ luật lao động 2012, những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động:
1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
Người sử dụng lao động không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
Nếu vi phạm bị phạt từ 20 – 25 triệu đồng, đồng thời phải trả lại bản chính các giấy tờ này cho người lao động (Theo Điều 5, Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP.
Trên thực tế: Đây là hai vấn đề gặp phải rất nhiều, rất phổ biến mà người lao động tại Biên Hòa rất hay gặp phải dẫn đến thiệt thòi, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của mình.
- Vấn đề người sử dụng lao động giữ giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động:
+ Do tâm lý đi “xin việc” nên khi bên sử dụng lao động trao cơ hội, và đưa ra yêu cầu thì người lao động bằng mọi cách để đáp ứng được tất cả các yêu cầu của bên sử dụng lao động, để có được công việc mình mong muốn, kể cả việc nộp bản gốc giấy tờ tùy thân, hay bằng cấp.
Phần lớn, người lao động tại Biên Hòa vẫn nghĩ đây là nguyên tắc đúng, bởi họ được bên sử dụng giải thích rằng: Họ phải giữ bản gốc giấy tờ tùy thân hay văn bằng chứng chỉ là nhằm mục đích hạn chế người lao động cùng một lúc có thể nộp hồ sơ làm việc ở nhiều công ty khác nhau, nên không tập trung làm tốt công việc được giao theo hợp đồng ở công ty họ.
Tuy nhiên đây là việc làm hoàn toàn sai với quy định của pháp luật.
+ Nhiều người biết đây là hành vi trái pháp luật nhưng vì khó khăn trong việc tìm việc làm họ vẫn nhắm mắt cho qua và vẫn nộp cắc văn bằng, chứng chỉ gốc theo yêu cầu của bên sử dụng lao động để có được việc làm trước mắt, còn chuyện khác sẽ tính sau.
- Việc yêu cầu người lao động phải thực hiện các biện pháp đảm bảo bằng tiền hoặc tài sản cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
Đây là hành vi trái với quy định của pháp luật, nó đang được sử dụng phổ biến ở các công ty lừa đảo, các công ty đa cấp (đã biến thể) tại Việt Nam nói chung và tại Biên hòa nói riêng, mà nạn nhân là các bạn sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm va chạm với các tình huống bất trắc, và bộ phận các công nhân hiểu biết hạn chế về các quy định của pháp luật cũng như thiếu nắm bắt các thông tin xã hội hay gặp phải nhất, nên chúng ta cần lưu ý.
Trên đây là những nội dung tư vấn cơ bản của Luật sư lao động tại Biên Hòa về những vấn đề cơ bản mà người lao động cần biết khi kí kết hợp đồng lao động, nội dung tư vấn của chúng tôi dựa trên quy định của pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn làm việc.
Nếu còn vấn đề gì chưa rõ muốn tư vấn thêm hoặc muốn sử dụng các dịch vụ của Luật sư lao động tại Biên Hòa, hãy liên hệ với chúng tôi qua
Luật sư lao động tại Biên Hòa của Luật sư Biên Hòa cũng đã tiếp nhận không ít lời cầu cứu từ các trường hợp như thế này, vậy để hạn chế rủi ro khi tham gia một quan hệ lao động nào đó, tại sao chúng ta lại không trang bị cho mình những kiến thức pháp luật căn bản.
ĐỂ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA MÌNH, TRƯỚC KHI KÝ KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CẦN NẮM VỮNG CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN SAU I. HÌNH THỨC CỦA HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Theo quy định tại Điều 16 Bộ luật lao động 2012
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.
Lưu ý: Mặc dù hợp đồng được thực hiện bằng lời nói (hợp đồng miệng) nhưng cũng phải thực hiện theo các quy định của pháp luật về lao động.
II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Theo quy định tại Đi Bộ luật lao động 2012, hợp đồng lao động bắt buộc phải có các nội dung cơ bản sau:
a. Thông tin cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động
- Đối với ngừơi sử dụng lao động: Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp.
- Đối với người lao động: Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động.
b. Công việc và địa điểm làm việc
Phải nêu rõ công việc mà người lao động phải làm (có thể có thêm bản mô tả công việc kèm theo), phạm vi, địa điểm làm việc theo như thỏa thuận của hai bên. Nếu trường hợp người lao động làm việc ở nhiều địa điểm khác nhau thì ghi địa điểm làm việc chính.
c. Thời hạn của hợp đồng lao động
- Hợp đồng lao động cần nêu rõ thời gian thực hiện hợp đồng, thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc (đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định);
- Thời điểm bắt đầu thực hiện hợp đồng lao động ( đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn).
d. Chế độ về lương, hình thức trả lương, các khoản phụ cấp (nếu có)
- Tiền lương do hai bên thỏa thuận, trong hợp đồng phải nêu rõ mức lương, thưởng, các loại phụ cấp, hình thức và thời gian trả lương.
- Ngoài ra còn nêu rõ về mức lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm,...
Lưu ý:
- Lương do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định 122/2015/NĐ-CP.
- Mức lương làm thêm giờ được trả khách nhau cho:
+ Ngày thường
+ Ngày nghỉ hằng tuần
+ Ngày lễ tết.
e. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Hợp đồng cần quy định thời giờ làm việc trong ngày, trong tuần; ca làm việc; thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của ngày, tuần hoặc ca làm việc; số ngày làm việc trong tuần; làm thêm giờ và các điều khoản liên quan khi làm thêm giờ… Đồng thời quy định cụ thể thời gian, thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc nghỉ trong giờ làm việc; thời gian nghỉ hằng tuần, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương.
Lưu ý: Một năm, người lao động có các ngày nghỉ lễ tết, và 12 ngày phép năm được nghỉ hưởng nghuyên lương
f. Các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
III. MỘT SỐ LƯU Ý KHÁC
Luật sư lao động tại Biên Hòa trên cơ sở kiến thức và kinh nghiệm làm việc thực tiễn xin đưa ra một số vấn đề cần lưu ý như sau:
Theo Điều 20, Bộ luật lao động 2012, những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động:
1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
Người sử dụng lao động không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
Nếu vi phạm bị phạt từ 20 – 25 triệu đồng, đồng thời phải trả lại bản chính các giấy tờ này cho người lao động (Theo Điều 5, Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP.
Trên thực tế: Đây là hai vấn đề gặp phải rất nhiều, rất phổ biến mà người lao động tại Biên Hòa rất hay gặp phải dẫn đến thiệt thòi, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của mình.
- Vấn đề người sử dụng lao động giữ giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động:
+ Do tâm lý đi “xin việc” nên khi bên sử dụng lao động trao cơ hội, và đưa ra yêu cầu thì người lao động bằng mọi cách để đáp ứng được tất cả các yêu cầu của bên sử dụng lao động, để có được công việc mình mong muốn, kể cả việc nộp bản gốc giấy tờ tùy thân, hay bằng cấp.
Phần lớn, người lao động tại Biên Hòa vẫn nghĩ đây là nguyên tắc đúng, bởi họ được bên sử dụng giải thích rằng: Họ phải giữ bản gốc giấy tờ tùy thân hay văn bằng chứng chỉ là nhằm mục đích hạn chế người lao động cùng một lúc có thể nộp hồ sơ làm việc ở nhiều công ty khác nhau, nên không tập trung làm tốt công việc được giao theo hợp đồng ở công ty họ.
Tuy nhiên đây là việc làm hoàn toàn sai với quy định của pháp luật.
+ Nhiều người biết đây là hành vi trái pháp luật nhưng vì khó khăn trong việc tìm việc làm họ vẫn nhắm mắt cho qua và vẫn nộp cắc văn bằng, chứng chỉ gốc theo yêu cầu của bên sử dụng lao động để có được việc làm trước mắt, còn chuyện khác sẽ tính sau.
- Việc yêu cầu người lao động phải thực hiện các biện pháp đảm bảo bằng tiền hoặc tài sản cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
Đây là hành vi trái với quy định của pháp luật, nó đang được sử dụng phổ biến ở các công ty lừa đảo, các công ty đa cấp (đã biến thể) tại Việt Nam nói chung và tại Biên hòa nói riêng, mà nạn nhân là các bạn sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm va chạm với các tình huống bất trắc, và bộ phận các công nhân hiểu biết hạn chế về các quy định của pháp luật cũng như thiếu nắm bắt các thông tin xã hội hay gặp phải nhất, nên chúng ta cần lưu ý.
Trên đây là những nội dung tư vấn cơ bản của Luật sư lao động tại Biên Hòa về những vấn đề cơ bản mà người lao động cần biết khi kí kết hợp đồng lao động, nội dung tư vấn của chúng tôi dựa trên quy định của pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn làm việc.
Nếu còn vấn đề gì chưa rõ muốn tư vấn thêm hoặc muốn sử dụng các dịch vụ của Luật sư lao động tại Biên Hòa, hãy liên hệ với chúng tôi qua
LIÊN HỆ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG TẠI BIÊN HÒA:
Hotline: 090 579 8868 hoặc 0986 649 686
Email: luatsubienhoa@gmail.com
Địa chỉ: 1796 Nguyễn Ái Quốc, P. Trung Dũng, Biên Hòa, Đồng Nai
Hotline: 090 579 8868 hoặc 0986 649 686
Email: luatsubienhoa@gmail.com
Địa chỉ: 1796 Nguyễn Ái Quốc, P. Trung Dũng, Biên Hòa, Đồng Nai