08/10/2023 - 15:54

Không góp đủ vốn trên thực tế có sao không?

5/5 – (9 bình chọn)

1. Vốn của doanh nghiệp là gì?

Khi thành lập doanh nghiệp, các thành viên, cổ đông cam kết góp vốn kinh doanh. Số vốn này được thể hiện là vốn điều lệ.

Vốn pháp định là vốn tối thiểu phải có để thành lập DN với những ngành nghề kinh doanh bắt buộc phải có vốn pháp định: ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, doanh nghiệp BĐS, dịch vụ hàng không, kiểm toán, thiết lập mảng viễn thông, sản xuất phim, dịch vụ đòi nợ, bảo vệ, đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài.

2. Thời hạn góp vốn của doanh nghiệp

Dù là CT TNHH hay CTCP đều có thời hạn góp vốn là 90 ngày đối với DN thành lập mới từ ngày 1/7/2015 (Theo Luật Doanh nghiệp 2020). Sau thời hạn trên, thành viên chưa góp vốn điều lệ theo cam kết đương nhiên không là thành viên, cổ đông của công ty; thành viên cổ đông chưa góp đủ vốn cam kết có các quyền tương ứng phần vốn đã góp. Phần vốn chưa góp sẽ được chào bán theo quyết định của HĐTV, HĐQT. Quy định này đã hạn chế được phần nào tình trạng sáng lập viên không góp đủ vốn khi thành lập, làm cho vốn ảo quá nhiều và doanh nghiệp hạch toán ghi nợ cho cổ đông, dẫn đến tình trạng bán cổ phần khi chưa góp vốn thực sự.

Vậy Công ty phải xử lý thế nào nếu sau thời hạn quy định (90 ngày kể từ ngày cấp GCNĐKKD), các thành viên chưa góp đủ vốn cam kết?

Công ty phải đăng ký điều chỉnh giảm vốn điều lệ trong thời hạn 60 ngày với công ty TNHH, 30 ngày với CTCP kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp.

3. Xử lý khi không góp đủ vốn

Các thành viên, cổ đông chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm như thế nào?

Họ phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ.

Tuy nhiên, các quy định về góp vốn này chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp mới thành lập trong vòng 90 ngày. Trường hợp công ty đang hoạt động và có nhu cầu tăng vốn điều lệ, thì chưa có điều luật nào điều chỉnh thời hạn phải góp đủ phần vốn tăng thêm đối với thành viên, cổ đông hoặc cổ đông công ty. Chính vì thế, các doanh nghiệp vẫn có thể lách luật bằng cách đăng ký số vốn điều lệ thấp nhằm đảm bảo việc góp đủ vốn trong vòng 90 ngày, sau khi đi vào hoạt động, doanh nghiệp tiến hành đăng ký tăng vốn điều lệ. Trong nhiều trường hợp, số vốn điều lệ sau khi tăng là vốn khống, vốn ảo.
Nghị định 155/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư có quy định chế tài cho việc góp vốn không đúng hạn hoặc không đúng số vốn đã đăng ký, nhưng cũng không nêu rõ thời hạn là bao lâu để có căn cứ rõ ràng cho việc xử phạt. Do vậy, luật và các văn bản dưới luật cần sửa đổi bổ sung, đặt ra thời hạn cụ thể để các thành viên, cổ đông và cổ đông công ty phải góp đủ phần vốn đã cam kết góp thêm khi tăng vốn điều lệ, nhằm tránh rủi ro pháp lý cho bản thân doanh nghiệp và tạo sự minh bạch, thuận lợi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp.

Vậy, nếu không góp vốn đúng thời hạn hay đúng số vốn đã cam kết thì xử phạt thế nào?

Theo nghị định 155/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 Tại Điều 23. Vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp thì:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Không góp đúng hạn số vốn đã đăng ký.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không góp đủ số vốn như đã đăng ký.

3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị thực tế;

4. Hình thức góp vốn

Vậy, khi góp vốn phải góp bằng tiền mặt hay chuyển khoản?

Chỉ khi góp vốn vào doanh nghiệp khác hoặc nhận góp vốn của doanh nghiệp khác mới phải sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.(nghĩa là doanh nghiệp A mua vốn góp hoặc cổ phần của doanh nghiệp B)

Còn khi cá nhân góp vốn điều lệ có thể góp bằng Chuyển khoản hoặc Tiền mặt đều được – Theo Thông tư 09/2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 17/03/2015 và Công văn 786/TCT-CS ngày 1/3/2016 của Tổng cục Thuế v/v chính sách thuế

5. Cần thiết phải có Giấy chứng nhận góp vốn

Không cấp giấy chứng nhận góp vốn cho thành viên, không lập sổ đăng ký thành viên, bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Căn cứ Khoản 2 Điều 34 nghị định 50/2016/NĐ-CP về Vi phạm khác liên quan đến tổ chức, quản lý doanh nghiệp thì phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên công ty;

b) Không lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông.

 

LUẬT GIA VINH

Điện thoại: 0986 649 686 (Ls Dũng) – 090 579 8868 (Hotline)

Email: luatgiavinh@gmail.com

Địa chỉ: Số 1796 Đường Nguyễn Ái Quốc, phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Website : https://luatsubienhoa.com

Đánh giá post này

Liên hệ với chúng tôi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Nội dung chính
Đặt câu hỏi Đặt lịch tư vấn Báo giá