1. Tóm tắt nội dung câu hỏi
Một khách hàng đã liên hệ Luật sư Hôn nhân và gia đình tại Biên Hòa để hỏi về trách nhiệm trả nợ của chị đối với khoản vay của chồng. Nội dung cụ thể như sau:
Chồng tôi lấy sổ hộ khẩu, CMND của tôi đi vay tín chấp 80 triệu để mua xe máy và đánh bạc. Đến nay chúng tôi đã ly hôn, tự thỏa thuận chia tài sản và có ghi là nợ chồng tự trả (nếu có). Lúc này cán bộ ngân hàng đến đòi nợ thì tôi mới biết. Vậy cho tôi hỏi tôi có phải chịu trách nhiệm thanh toán nợ của chồng không?
2. Luật sư tư vấn
Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đến Luật sư hôn nhân và gia đình tại Biên Hòa – Công ty Luật TNHH Gia Vinh. Đối với các yêu cầu tư vấn của chị, sau khi nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan, chúng tôi có một số trao đổi tư vấn như sau:
Về nguyên tắc, pháp luật Việt Nam tôn trọng, đề cao sự thỏa thuận không trái pháp luật và đạo đức xã hội giữa các bên. Trong trường hợp này, giữa các bên đã thống nhất thỏa thuận là chồng chị sẽ trả nợ nếu có. Dựa trên cam kết này đã thể hiện rõ ý chí của các bên và nội dung thỏa thuận này được pháp luật tôn trọng. Do đó, nếu tuân thủ theo cam kết trên thì chồng chị sẽ thanh toán mọi khoản nợ trên, chị không có trách nhiệm thanh toán.
Tuy nhiên, thông tin chị cung cấp vẫn còn nhiều chi tiết chưa rõ ràng do đó có thể phát sinh nhiều trường hợp khác nhau mà Luật Gia Vinh trên cơ sở đó tư vấn như sau:
Thứ nhất, về trách nhiệm liên đới của vợ chồng:
Căn cứ pháp lý: Luật HN và GĐ 2014, Luật sư hôn nhân và gia đình tại Biên Hòa nhận thấy:
Điều 27. Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng
- Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.
- Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.
Điều 30. Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình
- Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình..
Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng
Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
- Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
- Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
Điều 60. Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn
- Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.
- Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết.
Như vậy, giao dịch dân sự được thực hiện ở đây là hợp đồng vay tín chấp với số tiền là 80 triệu đồng do chồng chị xác lập với Ngân hàng trên cơ sở sổ hộ khẩu và CMND của chị mà chị không hề hay biết. Mục đích của khoản vay phát sinh trong thời kỳ hôn nhân là một trong những căn cứ để xác định vợ chồng có phải liên đới chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ hay không. Có hai trường hợp để xác định được trách nhiệm của chị như sau:
Trường hợp thứ nhất: Số tiền mà chồng chị vay dùng để mua xe và xe đó chị có chiếm hữu, sử dụng, định đoạt chung thì dù chồng chị không bàn bạc với chị và chị cũng không ký vào hợp đồng vay thì về nguyên tắc, chị cũng vẫn phải có nghĩa vụ liên đới trả khoản nợ đó cùng với chồng chị.
Trường hợp thứ hai: Số tiền mà chồng chị đã vay dùng để sử dụng vào mục đích nhu cầu cá nhân của chồng chị như: mua xe để đi riêng và đánh bạc thì nếu chị đưa ra những chứng cứ chứng minh việc chồng chị đứng ra vay của ngân hàng số tiền trên không được đưa vào sử dụng chung, không có sự thỏa thuận của chị về việc vay nợ và sử dụng số tiền vay này thì chị không có nghĩa vụ liên đới trả khoản vay đó.
Thứ hai, căn cứ xem xét vụ việc trên có yếu tố hình sự
Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009;
– Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Đối với người có hành vi dùng giấy tờ của người khác để vay tín chấp mà không được sự đồng ý của chị, hành vi của người này có thể cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;”
Nếu không đủ yếu tố cấu thành tội phạm, người có hành vi sử dụng CMND của chị đi vay tiền mà không có sự đồng ý của chị thì sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình đề cập mức xử phạt vi phạm quy định về quản lý, sử dụng CMND/CCCD như sau:
“Điều 10. Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân:
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm giả Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân giả;
c) Thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;
d) Mua, bán, thuê, cho thuê Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;
đ) Mượn, cho mượn Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.”.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, chị có thể gửi đơn tố cáo tới cơ quan công an cấp huyện nơi chị đang cư trú để tố cáo hành vi có người sử dụng giấy tờ tùy thân của chị vào mục đích bất hợp pháp để cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Chị không phải là người vay và không thuộc trường hợp chịu trách nhiệm liên đới như phân tích trên thì chị không có nghĩa vụ trả nợ, nếu ngân hàng khởi kiện chị tại Tòa án thì chị trình bày cụ thể trường hợp của chị với Tòa. Sau đó yêu cầu tiến hành giám định chữ viết trong hợp đồng vay tín chấp để xác định chữ ký trong hợp đồng có phải của chị hay không. Đây cũng sẽ là một phần căn cứ chứng minh chị có phải là người vay và người có nghĩa vụ trả nợ hay không.
Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Quang Chính liên quan đến yêu cầu tư vấn của chị trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật tại thời điểm chị gửi câu hỏi. Hy vọng ý kiến tư vấn của Luật sư hôn nhân và gia đình tại Biên Hòa sẽ hữu ích cho chị. Trong trường hợp chị muốn tư vấn thêm, chị có thể liên hệ với chúng tôi.
LUẬT GIA VINH
Điện thoại: 0986 649 686 (Ls Dũng) – 090 579 8868 (Hotline)
Email: luatgiavinh@gmail.com
Địa chỉ: Số 1796 Đường Nguyễn Ái Quốc, phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Website : https://luatsubienhoa.com